Phim Mắt Biếc là bộ phim tiếp theo được chuyển thể từ truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh với cái kết được thay đổi so với truyện. Cốt truyện thấm đượm tình cảm về một mối tình đầu dang dở, để lại nhiều ngang trái. Mỗi một cung bậc cảm xúc của những đứa trẻ mới lớn đén tình yêu tuổi thanh xuân được khắc họa tinh tế. Phimsieuhot sẽ giúp bạn review về bộ phim này nhé!
Kịch bản phim chuyển thể nhưng vẫn mang màu sắc riêng
Phim Mắt Biếc là bộ phim được chuyển thể lại từ truyện Mắt Biếc của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Về tổng thể chung thì phim vẫn bám sát câu chuyện từ thuở nhỏ đến khi trưởng thành của Hà Lan và Ngạn.
Tuy nhiên Victor Vũ cùng với biên kịch đã khéo léo lồng ghép thêm nhiều chi tiết để Mắt Biếc xứng đáng là một phim điện ảnh đáng xem. Dưới góc nhìn của một người đã đọc truyện và dành tình cảm đặc biệt cho truyện thì khán giả sẽ cảm nhận được câu chuyện của mỗi nhân vật.
Nhưng bởi những câu chuyện đó quá đẹp mà đạo diễn đã không muốn bị bỏ lỡ bất cứ một chi tiết nào cả. Tuy nhiên, phải dồn nén cả cuộc đời nhân vật vào chỉ khoảng 2 tiếng tập phim khiến cho nhịp phim đôi khi quá nhanh. Khán giả đôi khi chưa kịp cảm nhận nỗi đau này đã phải chuyển qua một phân đoạn khác.
Một điểm cộng lớn cho kịch bản của bộ phim chính là việc khai thác thành công mối tình chú cháu giữa Ngạn và Trà Long. Một mối tình được khai thác một cách tinh tế, cho khán giả có cảm giác dễ chịu, có phần tiếc nuối mà không hề gây phản cảm.
Dàn diễn viên trẻ xuất sắc
Phim Mắt Biếc gây ấn tượng trong giới điện ảnh bởi một loạt diễn viên trẻ: Trần Nghĩa (Ngạn), Trúc Anh (Hà Lan), Khánh Vân (Trà Long), Thạch Tâm (Hồng), Trần Phong (Dũng). Họ đều là những gương mặt trẻ trong làng điện ảnh.
Mặc dù tuổi nghề còn khá trẻ nhưng diễn xuất của tất cả các diễn viên trên đều rất trong vai. Họ đã mang đến những nhân vật sinh động như bước ra từ chính trang sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Trần Nghĩa đã thành công mang đến một nhân vật Ngạn trẻ trung khi còn khoác trên mình áo đồng phục. Khi bước vào tuổi trung niên thì lại là một người đàn ông đĩnh đạc, trầm ổn. Trần Nghĩa đã khiến cho nhiều người phải rơi nước mắt khi chứng kiến chuyện tình đầy éo le của Ngạn.
Tuy nhiên, càng về sau thì Trúc Anh lại phải gồng mình để hóa thân vào vai một người con gái bị phản bội và phải một mình sinh con. Khi Hà Lan bắt đầu bước vào tuổi trung niên, khán giả sẽ càng thấy rõ hơn Trúc Anh bị hụt hơi khá nhiều. Diễn xuất của cô bắt đầu gượng gạo, đài từ bị thiếu đa dạng, không thể toát lên được trọn vẹn cảm xúc của Hà Lan tuổi xế chiều.
Ngược lại với hình ảnh Hà Lan u buồn chính là Trà Long của Khánh Vân, cô mang đến cho cuộc đời của Ngạn và cả bộ phim một niềm vui tươi mới. Chính khuôn mặt rạng rỡ của Khánh Vân đã giúp cô hóa thân trọn vẹn vào nhân vật, thậm chí còn có cảnh làm lu mờ được cả Hà Lan.
Vai Dũng của Trần Phong và vai Hồng của Thạch Tâm đều là những nhân vật vô cùng thú vị cùng diễn xuất ấn tượng. Nhưng thời lượng khi lên phim của họ còn khá ít nên khiến cho nhiều khán giả tiếc nuối.
Bên cạnh những nhân vật có sẵn trong truyện, Hồng lại được xem là một nhân tố bí ẩn của phim. Nhân vật này không được nhắc đến khi giới thiệu phim với khán giả, nhưng chính nhân vật này lại đưa cảm xúc của khán giả lên cao hơn. Khán giả cũng thấm thía hơn nỗi đau về một mối tình đơn phương.
Sau vai diễn này, Thảo Tâm với profile thành tích học tập khủng của mình đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý sau vai diễn đầy ấn tượng này.
Nhạc phim ấn tượng làm nên thành công cho bộ phim
Thật không quá lời khi nói rằng, nhạc phim chính là một thứ gia vị thần thánh giúp phim Mắt Biếc thành một món ăn tinh thần trong lòng khán giả. Bài hát Bài hát Có chàng trai viết lên cây của nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh (Phạm Đình Thái Ngân thể hiện) như được đo ni đóng giày cho câu chuyện tình Ngạn – Hà Lan.
Đa phần những bài hát ở trong phim đều được xử lý và thu âm bởi dàn nhạc giao hưởng Bulgaria. Từng mỗi một bài nhạc xuất hiện trong Mắt Biếc đều mang một nét riêng. Khi nhân vật Ngạn và Hà Lan còn nhỏ, mọi thứ đều mang vẻ thanh khiết, tươi tắn, mang cảm xúc của thời ấu thơ.
Với từng thăng trầm đến với cuộc sống của hai người, nhạc phim cũng có sự chuyển biến theo, da diết, u tối dần. Những tiếng nhạc tựa như nỗi đau của một chàng trai si tình.
Một điểm thú vị nữa phải kể đến chính là phần phục trang của nhân vật quá chi tiết và rất bắt mắt. Trang phục tất nhiên là theo phong cách vintage nhưng kiểu dáng không bị nhà quê một chút nào mà toát lên một sự thanh lịch. Những tà áo dài của nữ sinh trông vô cùng duyên dáng và chân phương.
Trang phục của các nhân vật cũng được kết hợp một cách tinh tế, mang người xem trở lại thời học sinh, trải nghiệm tuổi học trò ngây thờ một lần.
Tóm lại
Thật không ngoa khi nói rằng phim Mắt Biếc là một kết thúc tuyệt vời cho nền điện ảnh Việt Nam trong năm. Bộ phim đẹp, buồn, về tổng thể dễ đoán nhưng lại không hề nhàm chán và có cái kết khiến cho người xem rung động.